Trần Kỳ lắc đầu:
- Cho dù có làm quán ăn ở đó, người ta lái xe tới ăn cơm cũng chẳng có chỗ đỗ xe...
- Cầu Tứ Phượng không còn chỗ nữa đâu, đất đai xung quanh trung tâm ẩm thực không nhiều, bị người ta đặt hết rồi, giờ anh có tiền cũng chẳng tới lượt...
Chu Phục từng là giám đốc nhà máy Tân Quang, cho nên tất nhiên là hiểu tình hình cầu Tứ Phượng nhất nói:
- Tiền Môn phát triển hướng về phía đông về phía nam là thu thế lớn, tôi thấy làm quán ăn ở ngõ Đan Tỉnh rất có tiền đồ..
Trần Kỳ hơi động lòng rồi, nói:
- Ngõ Đan Tình toàn là các đại trạch viện, cho dù không cần lo tiền trang hoàng cũng không đủ tài chính đầu tư ột quán ăn lớn như thế.
Lưu Phân cười duyên dáng dụ dỗ:
- Giám đốc Chu cổ động lão Trần nhà tôi làm quán ăn lớn, hay là anh giúp chúng tôi suy tính vấn đề tài chính đi... Tôi thấy anh rất tham ăn, hay là anh tham gia cổ phần nhé? Văn Bân cũng góp phần đi...
Chu Phục sớm nghe ra ý của Trương Khác, ngõ Đan Tỉnh quá nửa là không giải tỏa nữa, Tiền Nhai được mở rộng, tòa nhà Phủ Thiên lại sắp hoàn thành, ngõ Đan Tỉnh nói không chừng lại thành một cầu Tứ Phượng thứ hai.
Đại phú nhờ thiên bẩm, tiểu phú dựa cần cù, làm ăn lớn như Trương Khác thì Chu Phục theo không nổi, nhưng ông ta có chút tiềm lực đầu tư nhỏ.
Có điều hiện ông ta lo là, trước mặt ông chủ lộ ra tâm tư đầu tư vào nghề phụ có thích hợp không, huống hồ công ty đang tính mua nhà máy Tân Quang, ông ta cũng có thể nắm cổ phần.
Nếu Lưu Phân không nhắc tới chuyện này thì Chu Phục tuyệt đối không chủ động nói ra, ông ta đưa mắt nhìn Trương Khác, thấy y chỉ bình đạm, không có thái độ gì lớn.
Bất kể là ai, đều muốn yêu cầu cấp dưới toàn tâm toàn ý vào sự nghiệp của công ty, nhưng vấn đề tài sản cá nhân sử dụng ra sao Trương Khác không hỏi tới.
Chu Phục do dự nói:
- Có thể suy tính...
- Còn suy tính cái gì nữa.
Lưu Phân nói luôn:
- Người có đầu óc kinh tế như giám đốc Chu, chẳng lẽ lại lấy tiền lương gửi vào ngân hàng hưởng lợi tức sao?
Phải nói Lưu Phân rất khéo mồm còn biết tận dụng ưu thế của bản thân, có nam nhân nào chịu nổi lời nửa khen ngợi nửa khích bác như thế từ một người phụ nữ xinh đẹp?
Cẩm Hổ năm vừa qua đạt lợi nhuận 2500 vạn, gần một nửa là do nhà máy Tân Quang công hiến, phương án thưởng đã được xác định, công nhân phổ thông cuối năm thống nhất được thưởng thêm hai tháng lương, nhân viên quản lý trung tầng trở lên cũng ngả về cho nhà máy Tân Quang, Chu Phục được thưởng gần 4 vạn đồng.
Một số việc cần phải tranh thủ ngay, Lưu Phân tính cách khá trực tiếp, trên bữa tiệc cứ bám lấy Chu Phục đòi quyết việc này, Chu Phục thấy Trương Khác không có phản ứng đặc biệt, ngập ngừng đồng ý.
Ăn tối xong, nhân lúc mọi người đầy đủ, quyết định tới ngõ Đan Tỉnh xem vị trí.
Hứa Hồng Bá kéo Chu Phục vào xe Trương Khác, còn chỗ trống ở ghế phụ, Trương Khác thò đầu ra hỏi Trần Phi Dung:
- Ngồi xe mình nhé?
Trần Phi Dung do dự một chút, rồi vào xe Thi Vệ Trung.
Trương Khác búng tay cái tách, y biết Trần Phi Dung sẽ chẳng ngồi xe mình, nếu là trước kia cô sẽ quay ngoắt đi ngay, do dự là tiến bộ lớn lắm rồi. Hứa Duy cũng theo Trần Phi Dung ngồi xe của cậu cô, Trương Khác có cớ kéo Hứa Tư lên xe mình.
- Nếu chẳng phải trời lạnh, ăn cơm xong, đi tới đó rất được...
Hứa Hồng Bá uống không ít rượu, lờ đờ càu nhàu.
Chu Phục hơi lo lắng không biết thái độ Trương Khác ra sao, cũng không chắc ngõ Đan Tỉnh có giải tỏa hay không, vừa rồi không tiện hỏi, vừa vào xe, cẩn thận hỏi nhỏ:
- Khác thiếu gia, ngõ Đan Tình có giải tỏa không?
- Ai mà đảm bảo được?
Trương Khác thản nhiên nhún vai:
- Tôi chỉ thấy nếu giải tỏa thì tiếc quá, mấy trạch viện đó toàn là do tôi mua hết.
- Hả?
Chu Phục trố mắt, ông ta không ngờ người nào đó mà Hứa Hồng Bá nói là Trương Khác:
- Vậy tôi xen vào không thích hợp lắm.
- Có gì không thích hợp, tôi không mua mấy trạch viện đó ọi người mở quán ăn, đó là chuyện hoàn toàn khác, thuần túy thấy giải tỏa ngõ Đan Tình thì quá phí, nên muốn làm gì đó. Vì không muốn mọi người nghĩ nhiều nên không nói ra thôi.
Chu Phục tin lời Trương Khác thực sự không muốn nơi này bị giải tỏa, vì với thiên phú thương nghiệp của Trương Khác, đầu tư tiền vào nơi khác tuyệt đối lãi nhiều hơn đầu tư vào trạch viện cổ nhiều.
Còn nếu như Trương Khác chỉ mua một trạch viện trang hoàng cho nhà Trần Kỳ mở quán ăn, Chu Phục đương nhiên sẽ cho rằng y có ý với cô con gái đẹp như hoa của Trần Kỳ, có điều hôm nay thấy quen hệ giữa Trương Khác và Trần Phi Dung rất lạnh nhạt.
Chu Phục nhớ lại một năm trước, Trần Phi Dung nổi giận ném gãy kẹp tóc, liền bật cười: Xem ra đúng là chuyện hiểu lầm đẹp.
Trương Khác lái xe theo sau xe của Chu Văn Bân, Thi Vệ Trung chớp mắt cái đã tới cửa ngõ Đan Tỉnh.
Từ cửa ngõ đi vào, nhà thứ hai là quán cờ Trương Khác mua, tốc độ tu sửa khá nhanh, một tháng đã nhìn thấy được thành quả, gạch xanh ngói uốn, rường cột trạm trổ, thấp thoáng không khí lịch sử lắng đọng. Chỉ mội tội riêng phí nhân công thôi đã cao hơn so với việc tu sửa nhà thường mấy lần, nếu không bỏ vào đây chừng nửa năm công sức khó mà làm hoàn mỹ được.
Ngoài quán cờ ra, Trương Khác còn mua hai trạch viện khác được xây từ thời đầu dân quốc.
Ban đầu hai trạch viện này mua với danh nghĩa của Cẩm Hồ, về sau Trương Khác không muốn xảy ra tranh chấp lằng nhằng với tập đoàn Chính Thái, đã trực tiếp chuyển sang công ty Việt Tú, đã nhờ Thiệu Chí Cương tìm người thiết kế cải tạo rất lâu rồi, hiện sắp hoàn thành. Tối nay tới xem chính là hai trạch viện này.
Hứa Hồng Bá dẫn mọi người vào một trạch viện, Trương Khác nói:
- Thầy Hứa bảo còn có một tòa trạch viện đằng sau cũng sửa xong phải không? Mọi người cứ xem ở đây đi, cháu và chị Hứa Tư xem trạch viện kia...
Hứa Hồng Bá thoáng ngạc nhiên, rồi mỉm cười đưa chìa khóa cho Trương Khác:
- Đợi lát nữa gặp nhau ở đầu ngõ nhé....
Trương Khác bình thường cũng chỉ cho phép thăm quan trạch viện này, còn trạch viện đằng sau, từ khi sửa xong không có người ngoài được vào xem.
Hứa Duy kéo tay Trần Phi Dung nói:
- Có gì cổ quái rồi, chúng ta cũng đi xem...
Trạch viện đằng sau là nơi hẹn hò của Trương Khác và Hứa Tư, chỗ riêng tư như vậy, Trương Khác tất nhiên không muốn thành nơi cho người ngoài vào tham quan, có điều Hứa Duy muốn đi theo, không thể nói không được.
Hứa Hồng Bá dẫn nhóm Trần Kỳ tham quan trạch viện phía trước, Trước Khác và ba cô gái tiếp tục đi vào trong ngõ. Hứa Tư đi sau Trương Khác, mặt nóng bừng, may dưới đêm trăng, không sợ bị Hứa Duy và Trần Phi Dung nhìn ra điều gì khác thường.
Bởi vì muốn cải tạo thành nhà thoải mái cho sinh hoạt, cho nên không tuân theo nguyên tắc cũ, từ ngoài nhìn vào, viện tử không khác gì trước kia.
Cổng cao hẹp làm bằng đá xanh, đi vào mới phát hiện ra khác biệt lớn, đáng lẽ vào cửa là một cái sân, thì lúc này đã dùng kính chắn để lại con đường đá hoa cương dẫn tới nơi ở, chính giữa giếng trời là một ao nước xanh trong vắt, khi ánh trăng chiếu vào đó, tỏa ánh sáng trong mắt, bốn xung quanh giếng trời trồng trúc xanh biêng biếc, trông hết sức thích mắt.
Chỗ ở theo kiến trúc ban đầu trong phòng thiếu ánh mặt trời, lúc này tường đã cải tạo hết thành tường kính, nhưng mỗi tấm kính đều giữ nguyên kích thước bằng các ô cửa sổ nhỏ, mà ngăn cách nó vẫn là song cửa sổ trạm hoa theo kiểu Trung Hoa cổ điển, nên giữ được phong cách thời dân quốc, ánh trắng chiếu qua cửa kính rải xuống nền nhà lát đá hoa, trông rất trang nhã.
Hứa Tư không ngờ tòa trạch viện xập xệ cũ nát sau khi cải tạo tràn ngập linh khí như thế, thấy Trương Khác quay đầu lại nhìn mình, ánh mắt ẩn chứa nụ cười, rõ ràng đang hỏi: Chị có hài lòng không?
Hậu viện cũng được sửa thành ao nước nhỏ có thác nước đổ vào, dây leo phủ kín tường, còn có một khu nghỉ chân riêng, vô cùng yên tĩnh, riêng tư.
Tầng hai vốn có hai gian phòng ngủ, một sân phơi, một gian vẫn làm phòng ngủ, chỉ là tường hoàn toàn sửa thành ô cửa kính, bên ngoài là cây đại thụ chọc trời, lúc này bóng cây lay động trông đầy ý thơ, ba mặt sân phơi tăng thêm tường gỗ cao chừng nửa người, vừa không phá hỏng không khí hài hòa với thiên nhiên, lại giữ được sự kín đáo của phòng ngủ, còn gian kia đã sửa thành phòng tắm, vừa đi vào gây ấn tượng mạnh bởi thiết kế cong tinh tế hiện đại, dùng đã granit làm sàn cực kỳ sang trọng.