Chu tiên sinh vẫn là học sinh giỏi của đại học Nhân dân, nền tảng tiếng Anh cũng không phải loại bình thường. Ít nhất dạy một tên tiểu tử thối như tôi cũng không thành vấn đề, cơ hội khó có được, phảicố gắng tranh thủ thời gian tiên sinh trở về tỉnh để học thêm, học sinh giỏi thi đỗ đại học không phải con đường duy nhất vào đời, nhưng theo bước tiến của thời đại, cho dù có thi đỗ đại học hay không thì tiếng Anh vẫn chiếm một vị trí vô cùng quan trọng.
Mấy ngày này tôi đã nghĩ rất nhiều, tính toán con đường cho cả cuộc đời mình sau này. Dựa vào cơ chế chính trị hiện hành, làm quan sẽ là con đường không tồi.
Như thế tôi cũng phải thanh minh rằng, ý chí của kẻ này không phải vì nước vì dân, cùng với tiên sinh Phạm Trọng Khiêm cũng chỉ kém một cấp. Nghĩ thấy rằng những người đi trước chẳng qua là làm việc trong mười mấy năm hay là gốc rễ của một viêc không thành, vì một ngày ba bữa mà bân rộn, cái gì mà “lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ” trọng trách to lớn như vậy không thể mỗi ngày xách cờ lê, búa mà nuôi sống bản thân mình được.
Muốn thực hiện lí tưởng cao xa với tình cảm cao thượng, thì trước hết cũng phải ăn cho cái bụng rồi mới có thể từ từ mới sinh ra những thứ kia.
Tôi muốn làm quan, chẳng qua là vì những người trong nhà hầu như đều là những cán bộ, ai ai cũng oai phong lẫm liệt, cuộc sống thì dễ chịu thoải mái, trong lòng thì luôn ngưỡng mộ họ. Nếu như mình thật sự có thể làm quan, tuy không thuộc kiểu tham ô, phá hoại mọi người “vì làm quan mà tạo phúc” làm một vị quan thanh minh liêm khiết, sợ là cũng khó có thể làm được.
Nhưng làm quan, không hề dễ dàng như vậy, đời trước tôi đã có vô số những kinh nghiêm chốn quan trường, tất cả những điều thường thấy tại chốn đó, đều là xem được từ sách vở và trên tivi, chỉ sợ so nó lại khác xa so với thực tế. Quan trường tự nó sẽ có những quy tắc riêng của nó, cho dù đã biết trước được những điều chưa xảy ra, biết được hướng đi của cục diện chính trị, nhưng cụ thể trong việc điều chỉnh tổ chức nhân sự trong nội bộ của một thành phố, một huyện cũng chưa hẳn là có tác dụng gì lớn. Ví dụ như tôi biết một vài nhân vật trong những trường hợp thì họ có ảnh hưởng lớn với mọi người, nhưng chẳng nhẽ tôi lại chạy theo họ mà nói: ”Lãnh đạo, xin ngài hãy thu nhận và giúp đỡ tôi, tôi sẽ dự đoán trước?” đó không phải là tự tìm đến chỗ chết hay sao?
Làm quan ở Trung Quốc, không những cần có bản lĩnh, có chính tích, biết thổi theo chiều gió, điều then chốt vẫn là bên trên có người giúp đỡ. Ngược lên 5 đời của Liễu gia, hầu hết đều là người lao động chân tay, câu nói “trong triều có người làm quan tốt” với tôi chẳng có liên quan gì.
Biết trước những điều sẽ xảy ra từ những kinh nghiệm của người đi trước, chủ yếu nhất vẫn là được áp dụng trên phương diện làm ăn. Đều nói là những thông tin đánh giá nhất, biết được thời gian sau này, cái gì đắt cái gì rẻ, cái gì tăng cái gì giảm, nhằm chỗ sơ hở mà đánh, vẫn còn không phải tay nghề thành thạo?
Ví dụ năm 1980 cổ phiếu được phát hành, tám xu một phiếu, đến khi chúng tôi mua nó với giá nghìn tám trăm, rồi ngồi mà đợi phát tài. Còn nhớ nhân vật chính trong trong một quyển tiểu thuyết chính là dựa vào cái nghiệp này mà lên. Tám xu một vé phiếu, sững người khi nó tăng lên tám trăm một phiếu, cứ thế tăng lên một nghìn tệ một phiếu. Ví dụ khi hãng điện Chân Không của Thượng Hải phát hành phiếu, lúc đầu cổ phiếu không tới mỗi phiếu 1 đồng, còn không có nguồn tiêu thụ. Khi tất cả bắt đầu dấy lên phong trào trì cổ phiếu cũng cứ thế mà tăng theo một nghìn bảy trăm tám tệ một phiếu.Chúng tôi cũng tận dụng cơ hội này, chờ đợi phát tài.
Nhưng thực tế thì cái viễn tưởng ấy còn quá xa vời đợi đến khi những chiếc phiếu đó bán được giá thì phải đợi 4,5 năm nữa có khi phải đến đầu đến những năm 90 mới có cơ hội như vậy thì khó có thể sống qua những ngày tiếp theo.
Trước mắt chúng ta vẫn chỉ là những tên tiểu tử thối, ngày ngày ngoan ngoan lên lớp học bài hết giờ thì lao vội vàng chạy tới nhà Chu tiên sinh “nhận chịu sự ngược đãi”, cuộc sống cứ đơn giản như vậy mà trôi qua, không có chút biến động nào.
Tôi cũng từng đã âm thầm nghĩ rằng hay là bỏ trốn, nhưng cũng kịp thời suy nghĩ lại ngay và tự mắng mình là “đồ ngu”
Có thể chạy đi đâu, có tránh được việc trở thành kẻ bụi đời? Tuy có cái đầu của một người 40 tuổi nhưng thân thể là của đứa trẻ 7 tuổi, cái cơ thể mềm yếu này đừng nói là là giang hồ hiểm ác, lòng người khó đoán, chỉ cần bị ốm nhẹ sốt thôi nếu như không kịp chữa chạy thì có còn giữ được cái mạng bé tí này không mà còn mơ tới phát tài, vỡ mộng là việc khó tránh được.
Tốt nhất hãy cứ là đứa trẻ ngoan, ngày ngày lên lớp và đợi thời cơ tới.
Nói ra thì thật buồn cười, những ngày này chúng ta đã nghĩ ngợi quá nhiều, chẳng qua chỉ là làm như thế nào cả thèm chóng chán mà thôi.
Thời kì trước có mong muốn là được ăn thịt, tuyệt nhiên không phải vì có thể vượt qua cái thèm đó mà thay đổi. Mấy ngày ăn rau thì không thể nuốt trôi cơm, lúc đó thì miệng lại cảm thấy nhàn nhạt khó chịu, thấy thịt mỡ trong làn, gà trong vườn, hai mắt như sáng lên, không cầm lòng được liền làm vài món ngon từ chúng rồi ăn ngấu nghiến.
Thịt lợn trong làn, nhưng đó là đội sản xuất, chưa đên ngày lễ tết thì không được sát hại chúng nếu không sẽ mang tội lớn. Bà ngoại nuôi mấy con gà đó, lại có thọ hơn cả mấy con lợn kia, cho dù là đón tết thì cũng không được giết chúng.cá trong ao cũng là thuộc sản xuất kia không thể bắt trộm ăn.
Đương nhiên cái con đường nhỏ đi vào công xã kia, có cái cửa hàng bán thịt có thể mua thịt ở đó, nhưng chúng tôi không có tiền thì làm gì có phiếu thịt mà mua thịt.
Trừ có cái mong muốn phát tài ra, những người nghèo như chúng tôi chẳng còn có cái gì nữa, có thể vượt qua được những ngày như thế này thì thật là khó khăn.
Có hay không cần tiêu tiền mà vẫn có thịt để ăn?
Đáp án là nhất định có!
Cá trên sông không thuộc đội sản xuất, cũng không cần tiêu tiền.
Khó khăn lắm mới chịu đựng được tới tận chủ nhật, sau khi làm xong bài kiểm tra tại nhà tiên sinh, giành được những lời khen ngợi, vui mừng trở về nhà, cất cặp sách xong liền vội vàng chạy đi, đi thực hiện ý định đã lên từ mấy hôm trước.
Phải ra sông bắt cá thì phải có người giúp đỡ, đứa trẻ 7 tuổi như tôi chỉ có thể giương mắt nhìn chúng mà thôi, nói con người này là vốn chủ yếu của cuộc cách mạng này, lời nói này thật không tồi. Đó chính là xu hướng chung của thời đại 10 năm sau này, tuyệt đối đẹp đẽ như câu “mười năm trước biết chuyện của mười năm sau”. Nhưng cùng với cái cơ thể yếu đuối này làm được công việc cách mạng thật là quá khó khăn.
Cái việc bắt cá không thể nói với chị hai, chị ba được, tôi thấy phụ nữ không phù hợp với công việc này, phải gọi cho anh họ.
Tôi có ba ông anh họ. bố có hai anh em, bác trai thì đã mất rồi, bố thương xuyên chăm sóc bác gái với mấy người con của bác, cho nên quan hệ của chúng tôi hết sưc thân thiết, anh út cũng chỉ lớn hơn tôi có vài tuổi, cũng là người anh thân thiết nhất với tôi.
“Anh ba, đi đi, chúng ta ra bờ sông đi”
Anh út không thích học, rất thích những việc bắt tôm bắt cá, nghe nói ra bờ sông ngay cả việc suy nghĩ cũng chẳng cần liền đồng ý luôn. Nhưng khi thấy cái dáng nhỏ bé của tôi thì liền nghi ngờ.
“Tiểu Tuấn, thím đã bảo, không cho phép em ra sông chơi”
Tôi là đứa con trai duy nhất trong nhà, lại nhỏ nhất, gíông như là bảo bối của mẹ vậy, chỉ sợ xảy ra việc gì với tôi nên không cho phép tôi ra con sông này chơi, vì ngăn chặn việc này mà mẹ đã từng răn đe các anh chị.
“Ài, em có ra đấy để bơi đâu, chỉ là chơi trốn tìm ở đó mà thôi, có sao đâu nào? Không cần phải sợ đâu, mau đi thôi, nếu không không kịp nữa bây giờ”
Anh ba năm nay cũng hơn mười tuổi rồi, vẫn là cái tuổi ham chơi, sau mấy câu của tôi thì khó mà chịu được ngay lập tức quên hêt những lời mà mẹ đã dặn lấy một thùng nước và một cái chậu rửa mặt, kéo tôi ra sông chơi.
Thời gian trước tôi rất thích câu cá, nhưng câu không giỏi.
Xung quanh Liễu gia toàn là “núi”, đương nhiên là không có con sông lớn nào, chỉ có hai con sông bé này thôi, nước cũng không sau qua vai, nếu như câu cá, ngồi một bên bờ sông, cá ở phía dưới nhìn thấy rõ mặt người như thế này thì làm sao mà câu được con nào? Cho dù nó có thương tình chúng tôi mấy ngày không có thịt để ăn cũng không muốn rơi vào miệng “hổ”, có ngồi trên bờ cả buổi chiều, câu đến mấy con sông đi chăng nữa thì số cá bắt được cũng chẳng bõ dính răng, cho nên tôi mới chọn các “thấy cái lợi trước mắt”, tìm một con sông nhỏ, bắt ở đây, múc nước ở đây, nếu may mắn thì cũng băt được một vài cân tôm cá ở đây, thế cũng được coi là có thu hoạch rồi.
Những việc như thế này trước đây hồi còn nhỏ cũng đã từng làm nhiều rồi, xem như là đi xe trên con đường quen rồi.
Nghĩ thì dễ làm mới khó, nói ra thì thật đơn giản, bắt tay vào làm thì tốn rất nhiều công sức.
Đầu tiên phải tìm vị trí tốt.
Trên địa giới của Liễu gia có hai con sông nhở, thật sự là khá nhỏ, rộng không tới ba mét, sâu cũng không quá một mét. Vì vấn đề độ cao so với mặt nước biển, độ chênh lệch này đương đối lớn, tự nhiên hình thành rất nhiều những con đập nhỏ.
Tôi chỉ vào con đập khá lớn nói:”Anh ba, chính là ở đây.”
Anh ba cười lắc đầu :”Ở đây không được, trước đây anh cũng đã vét ở đây rồi.”
“A, vét bao nhiêu lần?”
Anh ba ngạc nhiên nhìn tôi, nói: “Có hai ba cân, em không phải đã từng ăn rồi sao?”
Nghe xong tôi liền thở dài. hai ba cân, thu hoạch không ít, nhưng đáng tiếc lần đó tôi vẫn còn phúc hưởng lộc ăn, tôi chưa từng trải qua, đúng vào thế kỉ 21 nhà ăn của các công xưởng nhà tư bản được hưởng chế độ “cơm tập thể”
Anh ba vẫn tiến về phía trước, đến một cái đập nhỏ hơn, xem sắc trời, nói”ở đây đi, con đập này nhỏ… em ngồi đây đi, một mình anh làm cho.”
Vốn là anh ba không muốn cho tôi động tay làm, chỉ xem tôi như người đi cùng mà thôi, sau đó thì cùng hưởng thành quả.
“Như thế thì không được, em cũng muốn làm”
Anh ba liền lắc đầu; ”Nghe lời đi, em ngồi trên này, thím đã nói rồi, không cho em xuông sông. Tất cả số cá bắt được đều nhường cho em, được chưa?’
Tôi ngạc nhiên, anh ba không cần cá sao? điều này gíông như tinh thần “trọng cái cùng tham gia’. Kì thực anh sợ bị bác gái mắng, hơn nữa anh cũng rất quý tôi, có gì cũng nhường cho tôi.
Vào thời điểm đó, quan hệ giữa anh em họ, anh ba vẫn là người có quan hệ tốt nhất với tôi.
Trước mắt tôi vẫn cứ kiên quyết không nghe, anh ba liền bắt tôi đi về. ánh mắt nhỏ be của tôi chuyển hướng (tuổi tôi nhỏ, cho nên mắt cũng nhỏ, nhưng không phải là nhân vật phản diện trong phim ảnh, mắt nhỏ mũi to) gật đầu.
Anh ba thây tôi đông ý, vui mừng cười, liền bắt tay vào làm ngay. Dùng thùng nước xúc bùn trong ruộng lúa đi lấp cửa dòng nước lại, sau đó là tới đầu nguồn nước.
Công trình này nói lớn không lớn, nói nhỏ không nhỏ, chỉ cần hai ba thúng bùn là được. Anh ba chỉ là đứa trẻ hơn mười tuổi, xách những ba thùng bùn, mỗi thùng cũng phải tới hơn hai mươi cân, tiêu tốn sức lực không phải ít.
Khó khăn lắm cửa đập nhỏ đó mới bị bít lại, anh ba đã thấm mệt thở không ra hơi nữa rồi.
Dòng nước bị ngắt đoạn,tôi lập tức cởi quần áo ra,cầm lấy cái chậu đi vào chỗ đó, bắt đầu tát nước. Đây mới thục sự là sức sống thật, đập nước tuy nhỏ, có lẽ chỉ một,hai mét vuông, hai đứa trẻ cứ thế tát nước không hề nghỉ ngơi.
Anh ba thấy tôi xuông sông, cũng không ngăn lại, nhảy xuống cùng với tôi tát nước.
Nông thôn khi đó, căn bản không có bất cứ nguồn ô nhiễm nào, bầu trời trong xanh, nguồn nước trong vắt, không khí trong lành. Hai đứa trẻ vui vẻ vui đùa trong làn nước trong veo tuy mồ hôi đổ ra như mưa, cảnh đẹp nên thơ, như thơ như họa, chỉ thiếu hàng cây hai bên sườn núi, chỉ có vài lùm cây với mấy cây nông nghiệp khó tránh làm bớt đi vẻ nên thơ của cảnh sắc này.
Thời gian cứ thế trôi qua, nước trong bở đập cũng vơi dần, nhưng con tôm con cá lẩn trốn trong những khe đá, cây cỏ nhỏ cũng dần lộ ra. Tôi và anh cùng cười, đều vô cùng vui mừng.
Tối hôm đó, có thể có một bữa ăn ngon với cá rồi.
“Ai da, Tiểu Tuấn, con đang làm cái gì thế, mau lên đây, mau lên đi..”
Nó như tiếng sét đánh ngang tai, hai đứa trẻ vô cùng kinh sợ.
Hỏng rồi,hỏng rồi!
Không cần quay lại nhìn chỉ cần nghe tiếng là tôi cũng nhận ra đó là mẹ!