Đây đã tốt lắm rồi, cả thôn Liễu Gia Sơn, số người được ăn cơm gạo trắng không phải nhiều. Phần lớn các gia đình đều ăn cơm độn khoai. Cái gọi là cơm độn khoai, nói trắng ra, là cơm trộn với các miếng khoai lang nát. Lượng gạo khoai lang nhiều hay ít, phải nhìn vào gia cảnh nhà mới biết được. Gia cảnh tốt một chút, khoai lang độn vào ít đi, còn gia cảnh không tốt, thi khoai lang độn nhiều lên. Có những gia đình nghèo quá, thậm chí còn phải ăn toàn khoai lang không.
Việc này cũng chẳng biết làm thế nào, lúc đó kêu gọi sản xuất hợp tác xã, loại lúa gạo cũng không được cải tiến, sản lượng rất thấp. Chỉ có thể độn khoai với số lượng lớn. Bởi lẽ sản lượng khoai lang rất lớn, côn trùng sâu bệnh ít, dễ bội thu. Rất nhiều năm nay, những hộ nông dân Trung Quốc, đặc biệt là ở miền Nam, đều trông chờ vào khoai lang để nuôi sống bản thân.
Với tôi, cơm với thức ăn thế này không khó nuốt, rất hợp khẩu vị.
Vừa quay về quá khứ, ký ức hoàn toàn đọng lại ở thế kỷ 21. Ăn thịt ăn cá cũng ngấy rồi. Sợi cà rốt ngâm chính cống thế này, muốn ăn được cũng không phải là chuyện dễ. Tôi bê bát cơm lên, ăn nhồm nhoàm, vừa ăn vừa nhìn cha cười.
Thấy tôi ăn ngon lành, cha vui lắm, sờ đầu tôi, móc ra một điếu thuốc hiệu “Chim bồ câu” đưa lên miệng hút.
Năm 1967, có thể hút thuốc là tượng trưng của thân thế và địa vị. Người nông thôn, thường là hút thuốc lá cuộn, tức là tự mình trồng thuốc lá tự mình sao thuốc, sau đó dùng giấy cuộn lại thành điếu để hút, thường gọi là “ống loa”. Đi ra ngoài đường mới mua một bao thuốc cho gọi là có thể diện, thường chỉ là loại “Kinh tế” ba cắc một bao, hoặc loại “Đuốc lửa” tám hào một bao. “Chim bồ câu” một đồng tám, có thể coi là loại thuốc tốt rồi. Cha tôi là công nhân viên chức nhà nước, là nhân vật có vai vế trong Liễu Gia Sơn, hút loại thuốc này cũng là điều có thể hiểu được. Nhưng có điều lương mỗi tháng của ông là ba mươi sáu đồng năm hào, lương tháng của mẹ tôi cũng tầm ấy, phải nuôi bốn đứa trẻ, còn phải hiếu thuận ông ngoại bà ngoại, tiêu pha không ít. Loại “Chim bồ câu” này cũng không được hút một cách thoải mái, ở nhà ông cũng có lúc hút thêm “ống loa”.
“cha, sao hôm nay cha lại về đây?”
Chị hai vừa ăn vừa nói.
Cha tôi là một người bố hiền rất điển hình, trong ký ức kiếp trước của tôi, ông chưa từng đánh chị em tôi, mắng cũng rất ít. Mấy chị em đều rất thân với bố.
Cha là kỹ thuật viên của một rạp chiếu phim, chuyên tu sửa máy phát phim và máy phát điện. Nhưng thỉnh thoảng ông cũng phải đi chiếu phim. Nông thôn lúc bấy giờ, hoạt động giải trí còn ít lắm, chỉ có xem phim ngoài trời và hát kịch địa phương thôi. Đoàn văn công của huyện số lượng người có hạn, rất ít khi về thôn diễn kịch. Các xã, thậm chí các thôn đều có đội văn công của riêng mình, nhưng trình độ lại rất nghiệp dư, đạo cụ cũng thiếu thốn, Trời kỳ cách mạng lớn chỉ cho phép hát tám vở kịch, hát đi hát lại mất đoạn ấy, dân tình cũng chán ngấy lên rồi. Nếu so sánh, thì số lần xuất hiện của rạp chiếu phim ngoài trời và chất lượng của những bộ phim đều tốt hơn so với hát kịch. Nhân viên chiếu phim về thôn cũng trở thành thần tượng trong mắt nhân dân.
Thôn Ma Đường Loan nằm sát thôn Liễu Gia Sơn, quan hệ của nhân viên điều chỉnh trạm quản lý phát sóng của huyện Hướng Dương với cha tôi cũng không tồi, mỗi lần có dịp đi chiếu phim ở gần Liễu Gia Sơn, là lại tìm đến cha tôi.Coi như là công tư trọn cả đôi đường.
Ma Đường Loan?
Trong lòng tôi chợt lóe lên, mơ hồ nghĩ ra chuyện gì, nhưng lại không nhớ nổi.
“Tốt quá rồi, cha, đêm nay đưa chúng con đi Ma Đường Loan xem phim nhé”
Chị ba vỗ tay hoan hô.
Cha cười hỳ hỳ gật đầu.
Nông thôn Trung Quốc đều có tư tưởng trọng nam khinh nữ, cha tôi lại là ngoại lệ, yêu thương ba chị em tôi như nhau. Tất nhiên, tôi là em út, nên được chiều hơn một chút.
“Ai da, Thầy giáo Liễu đến rồi.”
Nghe giọng là biết đó là cô giáo Viên chủ nhiệm lớp tôi (lên lớp nửa ngày, ít nhất tôi cũng biết cô giáo họ gì rồi.)
“Cô Viên”
Cha cười hà hà chào lại cô giáo.
“Thầy Liễu, thầy gọi thế em làm sao dám nhận? Thầy là người thầy đầu tiên của em, thầy cứ gọi tên em là được rồi.”
Cô Viên nói kèm theo ánh mắt rất khoa trương.
Hì hì,tôi đoán quả không sai, cô giáo Viên là học sinh của cha tôi.
“Hà hà, hôm nay em là giáo viên chính thức rồi, có gì mà không dám nhận? Hơn nữa Tiểu Quân còn phải làm phiền em nhiều”
Vừa nói đến Tiểu Quân, mắt cô giáo liền sáng lên, như vừa nhặt được bảo vật.
“Thầy Liễu, không giấu gì thầy, Tiểu Quân nhà thầy đúng là thần đồng, viết được chữ bút lông đẹp đến thế”
Cha tôi cười, chỉ xem như là lời tán dương thuận miệng của cô Viên. Cô Tiểu Viên này cũng còn trẻ thật, nếu muốn tự khoe mình dạy tốt, thì có thể nói mấy điều như thông minh cần cù, chẳng chỉ nghe giảng. Cô ấy lại cứ khen Tiểu Quân viết chữ đẹp. Luyện chữ chẳng phải việc một sớm một chiều. Con trai nhà chúng tôi mới tập cầm bút vài ngày, làm sao có thể viết ra chữ đẹp được?
Cô giáo Viên thấy cha không nói gì, còn tưởng rằng cha tôi phẩm cách tốt, khiêm tốn.
“Thầy Dương, Tiểu Quân thật sự là một hạt giống tốt, không những chữ viết đẹp, làm tính cũng rất nhanh. Dạy dỗ cẩn thận, tương lai nhất định sẽ giống thầy, làm công nhân viên chức.”
Năm 1967, quốc gia vừa khôi phục lại chế độ thi đại học, đối với nhân dân, sinh viên là một khái niệm khá xa vời. Nói con cái về sau có thể làm công nhân viên chức, đó đã là một lời chúc rất tốt rồi. Bản thân cô giáo Viên, có lẽ cũng là giáo viên của một trường dân lập, còn kém xa so với giáo viên quốc lập.
Nói tôi tính toán tốt, cha tôi lại rất tin.
Còn nhớ hồi kiếp trước cha nói với tôi không chỉ một lần, khi tôi còn ba bốn tuổi, đã tính toán được cộng trừ số trong vòng một vạn. Toán lớp một, với tôi mà nói, bất luận là kiếp này hay kiếp trước, đều là trò trẻ con.
Thấy chị em tôi ăn nhồm nhoàm hết cơm, cha lại nói chuyện với cô giáo một lúc nữa, rồi mới thu dọn bát đĩa, lưu luyến ra về.
Buổi chiều ba tiết, tôi hầu như đều nghĩ đến Ma Đường Loan, rốt cuộc có cái gì làm tôi không yên đến thế? Cũng may bất kể tôi có không để ý thế nào, thì bất cứ câu hỏi nào của cô giáo tôi đều trả lời lưu loát, không làm hỏng hình tượng đẹp trong lòng cô.
Khi gần tan học, tôi đột nhiên nghĩ ra!
Chu tiên sinh!
Chu tiên sinh ở Ma Đường Loan, trong ký ức kiếp trước của tôi, là nhân vật cực kỳ giỏi cả huyện Hướng Dương.
Chu tiên sinh tên cụ thể là gì, tôi không rõ. Vì kiếp trước chưa qua lại với ông ấy bao giờ, những sự tích liên quan đến Chu tiên sinh, tôi đều nghe được từ những người lớn tuổi. Đó là một người học vấn cao, cử nhân của trường đại học Nhân dân ở thủ đô, giáo sư lịch sử Đảng ở trường đảng ủy huyện của huyện N trong những ngày trước cách mạng.
Kiếp trước của tôi, tức là sau năm 2000, giáo sư dần không còn đáng giá nữa. Còn ở năm 1976, đây chắc chắn là phần tử có học thức. Nghĩ mà xem, ngay cả sinh viên cũng là đệ tử của ông.
Trong thời đoạn đại cách mạng, Chu tiên sinh bị điều về nhà làm ruộng. Đáng thương cho một giáo sư, vai không gánh được tay không xách được, làm sao làm được việc nhà nông của đội sản xuất? Sức khỏe của ông không tốt, tính tình lại cứng nhắc, không chịu cúi đầu, vì thế không biết đã chịu biết bao khổ cực. Lúc đầu cán bộ thôn còn thương ông, thấy ông là người có văn hóa, phân cho ông công việc nhẹ nhàng là ghi chép điểm công. Ai ngờ ông không nhận, cán bộ thôn càng không coi ông ra gì nữa, kệ ông muốn thế nào thì thế. Cả ngày ăn bữa sáng lo bữa tối, ăn mặc rách rưới, làm gì có dáng dấp của người thành phố? Chẳng khác người ăn xin là mấy. Khi mọi người gọi ông là Chu tiên sinh, nhạo báng nhiều hơn là kính trọng.
Đại cách mạng kết thúc, Chu tiên sinh lại công tác, không lâu sau, liền đảm nhận phó hiệu trưởng trường đảng ủy tỉnh, hưởng đãi ngộ cấp cục. Không những thế, những học sinh ông dạy trước cải cách đều đi làm lại, trở thành cán bộ lãnh đạo các huyện. Huyện ủy thư ký của huyện Hướng Dương chúng tôi, chính là học sinh của ông.
Nhưng năm 1967, ai có thể ngờ, tên điên Chu (người khách khí trước mặt gọi ông là Chu tiên sinh, sau lưng lại bĩu môi gọi ông tên điên Chu) lại lột xác, chạy về thành phố làm quan lớn? Nếu biết sớm, nhất định phải nịnh hót người ta ra trò.
Cái “nếu biết sớm” này rất quan trọng, may thay tôi lại là người “nếu biết sớm” ấy.
Thật là nếu biết ba chuyện của trời, thì sẽ phú quý vạn vạn năm.
Một vật quý giá như vậy đặt trước mắt, muốn tôi nhịn không khai quật là một việc không thể được. Mặc dù đợi đến khi tôi lớn Chu tiên sinh cũng sắp nghỉ hưu rồi, nhưng đặt lên một sợi dây này, nhất định phải có chỗ tốt chứ? Cụ thể có gì tốt bây giờ chưa nói, tóm lại thêm một người bạn nhất định sẽ tốt hơn một kẻ thù.
Bị cảnh tưởng đẹp đẽ kết thân với Chu tiên sinh làm rạo rực, tôi một tay kéo chị hai một tay kéo chị ba, nhảy chân sáo về nhà.
Chủ động kết thân với tên điên Chu, cũng phải có một cái lý do chứ. Chẳng nhẽ tôi nói với cha tôi, Chu điên này sắp chuyển vận rồi, sẽ về tỉnh làm quan lớn, nếu không làm thân, thì sẽ hối hận cả đời? Nói thế này chả khác nào tự tìm chỗ chết, cha tôi không bảo tôi điên mới lạ.
Kiếp trước nghe nhiều chuyện vượt thời gian, nhưng chưa có người du hành vượt thời gian nào lại tự nhận mình là thế cả.
“Diệp Tử, Tiểu Yên, Tiểu Quân, đến đây cha kiểm tra xem nào!”
Cha cười thật tươi gọi ba chị em tôi.
Hỳ hỳ, trong kiếp trước, thần thái này của cha rất quen thuộc. khi tôi còn nhỏ, mỗi lần ông về nhà đều giở chiêu này ra. Hầu hết là kiểm tra cộng trừ, thỉnh thoảng cũng kiểm tra từ mới.
Không ngờ sau khi sống lại, dựa vào tuổi 40, lại phải cùng cha chơi trò chơi này. Góc miệng tôi lộ ra một điệu cười khổ hạnh. Có điều “thi” kiểu này có thể làm cha vui, thì sao con cái lại có thể không làm.
“Ly ly nguyên thượng thảo.....”
Cha bắt đầu đọc.
A, sao lại là thơ Đường? tôi mới lên lớp 1, chẳng nhẽ trước kia cha đã từng dạy bài thơ này hay sao? Cũng có thể dạy qua rồi, những ký ức thời thơ bé của kiếp trước đã quá xa vời, không thể nhớ rõ ràng như vậy được.
“Nhất tuế nhất khô vinh, dã hỏa tiêu bất tận, xuân phong xuy hựu sinh”
Tôi đọc tiếp lời cha, một mạch đọc hết. Sau đó liền nhìn thấy cha, còn chị hai, chị ba dùng con mắt rất quái dị nhìn tôi, hình như không tin tưởng.
Chết rồi. Tôi đột nhiên nghĩ ra, cha đang kiểm tra chị hai mà. Chị học lớp 5, học qua bài này rồi. xem chừng về sau trước khi mở miệng phải uống lưỡi bảy lần, không cẩn thận là lộ sơ hở ngay.
“Tiểu Quân, con học bài này rồi sao?”
Cha nghi ngờ hỏi.
Tôi ôm đầu, trong cái khó ló cái khôn, liền cười đáp: “Con đã từng nghe chị hai đọc”
Lời giải thích này có thể miễn cưỡng qua mắt được ông.
Cha vui lắm, móc ra một viên kẹo, cười tít mắt nói: “nghe chị hai đọc mà nhớ được, tốt lắm. Thưởng con một viên kẹo”
Đây là chiêu quen thuộc của cha, mỗi lần về nhà, đều mua mấy viên kẹo hoa quả, cho chị em tôi. Thời bấy giờ kẹo nhiều chủng loại lắm, giống như hoa quả, nhưng không ngon bằng, chỉ một viên kẹo, bọc một lớp giấy hoa hoa xanh xanh, gọi là “kẹo bọc giấy”. Trẻ con nông thôn, cả năm cũng chẳng ăn được mấy lần.
Tôi nhận viên kẹo, vui vẻ nhét vào miệng, thật ngọt!
Cha thấy chị em tôi vui vẻ, ánh mắt đầy tình yêu thương.
Ăn loại kẹo bọc giấy hơn mười năm chưa được ăn, tôi đột nhiên có một ý nghĩ mới.