Tôi liếc mắt nhìn cha, thăm dò nói.
Cái gọi là sách tranh, thực ra là tranh liên hoàn, có nơi gọi là sách tiểu nhân. Trong một khoảng thời gian, đây là nguồn đọc bên ngoài chủ yếu của trẻ con. Nhưng trong những năm 1967, yêu cầu này có phần hơi quá đáng. Lúc ấy sách báo cũng ít đến tội nghiệp, đại bộ phận đều là “tuyển tập”, tập nhỏ hơn thì là “Ngữ lục” (tục gọi là sách hồng bảo), những sách khác, bao gồm cả “tu bản luận” của Các-Mác và những tác phẩm nổi tiếng của Lỗ Tấn đều không dễ gì thấy được.
Cha không ngờ tôi sẽ đề ra yêu cầu này, nên ngẩn ra một lúc.
Tôi không suy nghĩ nhiều, ngay lập tức nói: “Nghe nói trong nhà Chu tiên sinh có sách tranh, con muốn xem!”
Cha tôi cười, ôn tồn nói: “Nhà Chu tiên sinh có sách, nhưng không phải là sách tranh, con xem không hiểu đâu.”
Thực ra tôi không hy vọng gì tìm thấy sách tôi thích đọc ở nhà Chu tiên sinh, đây chẳng qua là cái cớ, để cha đi thăm Chu điên đang sắp chuyển vận này.
“Không, con muốn xem sách tranh, con muốn xem sách tranh...”
Bất đắc dĩ, tôi bắt đầu dùng đặc quyền của một đứa trẻ bảy tuổi----làm nũng! Chỉ có điều vừa làm nũng vừa nổi hết da gà. Vì chuyện lớn, đành phải dùng cách lằng nhằng này vậy.
Để tăng cường độ của việc làm nũng, tôi thậm chí còn kéo tay cha, lắc qua trái qua phải.
Toát mồ hôi!
Xem ra tôi là thiên tài diễn kịch!
Cha không còn cách nào, đành đầu hàng nói: “Được được được, đi xem đi xem....”
Vì quyết định đi thăm Chu tiên sinh, cha còn phải phí mất một đồng, gọi chú đi hợp tác xã mua hai gói kẹo, bốn cái bánh quýt và một cân bánh. Lại còn nhờ bà ngoại lấy hàng tồn ở trong đáy hộp---thịt bột mỳ muối, cũng đóng thành một gói, rồi còn một cân mỳ, gọi là quà gặp mặt.
Ở nông thôn khi ấy, đây đã là một món quà hết sức quý trọng rồi. Làm cho chị hai cứ trợn trắng mắt lên, nếu như biết có những món đồ ngon thế này, chúng tôi cũng chẳng được ăn mấy lần, vì một câu lạ lùng “muốn xem sách tranh” của tôi, tất cả đều biến thành đồ của người ta rồi.
May thay cha tôi là đứa con có hiểu nổi tiếng, rất hiếu thuận ông ngoại bà ngoại. Ông ngoại vì thế rất ủng hộ.
“Chu tiên sinh là người có học vấn, Phổ Tài cũng là người đọc sách, cũng nên đi xem xem.
Phổ Tài là tên cha tôi. Cha học đến tốt nghiệp trung học, lúc đó cũng được coi là phần tử trí thức rồi. Ông ngoại chẳng được học hành mấy, nhưng rất coi trọng việc học.
Vì phải đi xem phim, nên bà ngoại vội vàng làm cơm tối. Ăn xong, cha tôi dắt chú và ba chị em tôi, chầm chậm đi về Ma Đường Loan. Ông ngoại bà ngoại đã có tuổi, không hiểu tiếng phổ thông trong phim, nhưng muốn đi xem cho náo nhiệt.
Ma Đường Loan cách Liễu Gia Sơn chỉ mấy dặm, cả nhà cười cười nói nói, rất nhanh đã đến nơi. Nông thôn chiếu phim ngoài trời, thông thường chiếu trong sân tập của trường tiểu học thôn hoặc trong sân phơi lớn hơn đó một chút. Bây giờ vẫn còn sớm, mặt trời còn chưa xuống núi, cha dặn dò chú đi tìm bí thư chi bộ thôn cử người giăng màn chiếu. Chiếu phim ở một thôn không dễ dàng, bí thư chi bộ và trưởng thôn đều rất ủng hộ, yêu cầu cử người gì là cử người ấy. Chú tôi cũng chỉ là một đứa trẻ mười bảy mười tám tuổi, có một cơ hội thể hiện thế này, nhất định rất sẵn lòng.
Chú ấy nhất định không chịu đi gặp Chu điên đâu.
Chị hai chị ba cũng vậy, nên đi cùng chú đến nhà bí thư chi bộ.
Nghiêm túc mà nói, Chu tiên sinh là người ngoại tỉnh. Trước giải phóng, mẹ ông dẫn ông chạy nạn đến Ma Đường Loan, lấy một người nông dân họ Chu, vì thế ông cũng đổi thành họ Chu, nhập hộ tịch ở Ma Đường Loan. Từ nhỏ ông đã cần cù thông minh, yêu thích đọc sách, những năm 50 thi đỗ đại học Nhân Dân, bước được ra khỏi cuộc sống nông dân, trở thành người thành phố. Nghe những người lớn tuổi nói, Chu tiên sinh lúc bấy giờ rất sáng lạn. Nhưng vật đổi sao dời, không ngờ cuộc cách mạng khiến cho Chu tiên sinh bỗng chốc trở lại lốt ban đầu.
Nông thôn lúc bấy giờ không thấy một căn hộ ra dáng. Nhà Chu tiên sinh rất tồi tàn, ba gian nhà đất, dột lỗ chỗ. Sau khi Chu tiên sinh ra tỉnh nhận công tác, ông đưa mẹ ra tỉnh định cư, rồi cũng không sửa lại căn nhà này nữa.
“Chu tiên sinh có nhà không?”
Mặc dù cánh cửa gỗ của nhà Chu tiên sinh chỉ là tạm bợ, nhưng cha vẫn rất lịch sự gõ cửa mấy lần.
“Ai thế?”
Trong cánh cửa phát ra âm thanh mệt mỏi của một người phụ nữ, nhất định là vợ Chu tiên sinh.
“Tôi là Liễu Tấn Tài của thôn Liễu Gia Sơn, đến thăm Chu tiên sinh”
Cha nói rất khách sáo, thậm chí dùng cả chữ “thăm”. Người nông dân khi ấy rất ít khi dùng những lời lẽ văn vẻ như thế. Có điều đã đến nhà người có học thức, cũng không thể biểu lộ mình không có trình độ.
“Ôi chà” một tiếng, cánh cửa gỗ mở ra, một người phụ nữ tóc hoa râm nét mặt mừng rỡ xuất hiện sau cánh cửa.
“Thì ra là thầy giáo Liễu, thật là khách quý, mời thầy vào....”
Cha có chút gì đắc ý. Điều ông mong nhất cả đời là thể diện. Mặc dù bây giờ Chu tiên sinh đã thất thế, nhưng vợ ông dù gì cũng là người đã từng nhìn thấy thế giới rộng lớn bên ngoài, nên thái độ này của bà làm cha thấy thoải mái.
“Thầy ngồi đi....Ối chà....Thầy khách khí quá, hàng xóm láng giềng, đến chơi còn mang quà cáp gì nữa? Ông ơi, ông ơi, mau ra đây, Thầy Liễu đến này....:
“Có gì mà lạ?”
Cùng với âm thanh trầm ấy, Chu tiên sinh chầm chậm bước ra, đeo một cái kính gọng đen, tóc bạc hoa râm, râu ria xồm xoàm, nhưng vẻ mặt lại rất kiêu hãnh. Đương nhiên, không phải kiêu ngạo, mà là nét kiêu hãnh của một người có học.
“Chu tiên sinh”
Cha vội vàng đứng dậy, chào rất cung kính.
Trong máu thịt, cha cũng có cái kiêu hãnh của người có học, nhưng đứng trước người có học vấn cao hơn mình, lại rất cung kính.
“Là Tấn Tài à, mời anh ngồi”
Chu tiên sinh vẫn lãnh đạm thế, nhưng có thể thấy rằng, ông không cảm thấy khó chịu trước hai người khách không mời mà tới này. Ông là người có vai vế trong giới học thuật phản động, chưa từng nhún nhường, ngày thường sao có thể có ai đến thăm?
“Chu tiên sinh, đây là con tôi, nào, gọi bác Chu đi con”
Tôi rất tự nhiên, giòn giã gọi mấy tiếng “Bác Chu”, còn chắp tay vái chào.
“ôi ôi, đứa trẻ này thật ngoan, tên là gì? Năm nay bao nhiêu tuổi?”
Chu tiên sinh còn chưa mở miệng, bà Chu đã liên miệng tán dương.
Không biết tại sao, hai vợ chồng nhà ông không có con. Bà Chu vì thế rất thích trẻ con.
Tôi lại chào một lần nữa, kính cẩn đáp: “Bác gái, cháu là Liễu Tuấn, năm nay bảy tuổi.”
Lúc này, không chỉ có cha cười không khép được miệng, mà bà Chu cũng rất ngạc nhiên, ngay cả Chu tiên sinh cũng lộ ra nụ cười hiếm hoi.
“Ừ, Liễu Tuấn. Tốt lắm, nói cho bác biết, cháu đã đi học chưa?”
“Rồi ạ. Cháu học lớp 1 ở trường tiểu học Liễu Gia Sơn.”
“ồ, học lớp 1 rồi à, học được mấy chữ rồi? Biết làm tính không?”
Tôi cười, trả lời thận trọng: “Cháu học chữ rồi, cũng học tính rồi.”
“ồ, thế thì bác đố cháu một chút nhé”
Ngất xỉu mất!
Sao người có học lúc đó đều như thế? Nghĩ lại thế kỷ 21, con cái bạn bè lần đầu đến chơi, phải vội vàng cho hồng bao. Làm gì có chuyện như Chu tiên sinh, không có kẹo cũng không có hồng bao, chỉ có kiểm tra? Chán thật!
“Ba cộng một bằng mấy nào?”
Khỉ thật! Xỉu mất thôi, đúng là xem quan như dân, nhìn đời bằng nửa con mắt. Dù có là kiểm tra học sinh lớp một, thì cũng đừng xem tôi như đứa không biết gì chứ.
Dù tôi oán thầm trong bụng, nhưng trên mặt vẫn giữ vẻ cung kính, thật thà trả lời: “bằng bốn”
Sau đó Chu tiên sinh còn hỏi mấy câu nữa, tất nhiên tôi trả lời được hết.
Cha tôi thì đắc ý rồi, cười nhắc nhở: “Chu tiên sinh, Tiểu Quân biết tính cộng từ số nguyên trong phạm vi 1 vạn rồi. Còn biết đọc thơ Đương nữa đấy.”
“Vậy à?”
Chu tiên sinh bỗng thấy thú vị, cười hỏi: “Tiểu Quân à, cháu biết bài thơ Đường nào? Đọc một bài cho bác nghe xem nào?”
Lần này làm thế nào đây. Ý tôi là muốn cha và Chu tiên sinh thân nhau hơn, ai biết Chu tiên sinh lại bám lấy tôi hỏi không ngớt thế này. Xem ra ông cũng không phải con mọt sách không gần được.
“Lạc hà dữ cô vụ tề phi, thu thủy cộng trường thiên nhất sắc.”
Tôi suýt nữa đọc “Đằng vương các tự” của Vương bột cho ông nghe. Nghĩ đi nghĩ lại lại thôi. Nếu phô trương thế, không phải thần đồng cũng là quái vật rồi. Có khi lại bị bắt đi nghiên cứu!
“Bạch nhật y sơn tẫn, hoàng hà nhập hải lưu, dục cùng thiên lý mục, canh thượng nhất tằng lâu”
Chu tiên sinh thì không sao, cha thì ngạc nhiên lắm: “Tiểu Quân, sao con biết bài thơ này?”
Hỳ hỳ, tôi đã sớm liệu được cha sẽ hỏi, liền tự nhiên trả lời: “Cha, là cha dạy con mà. Ngày trước cha đã đọc bài này cho con nghe”
“Cha đã từng đọc sao....Cha đọc một lần mà con đã nhớ rồi à?”
Cha càng ngạc nhiên hơn.
Tôi cười: “Cha đọc mấy lần rồi. Bài này cũng không khó nhớ”
“hà hà, vừa nghe qua đã nhớ, Tấn Tài, con trai anh thật là kỳ tài!”
Chu tiên sinh tán dương không ngớt.
Cha ngẩn người một lúc rồi cũng cười theo. Dù gì không thể vì một bài thơ mà ông nghĩ đến “du hành vượt thời gian”. Hơn nữa ông cũng không biết đó là cái gì.
“không giấu gì Chu tiên sinh, Tiểu Quân hôm nay muốn đến xem sách tranh...”
Xỉu mất!
Cha, cha đúng là thật thà quá, sao lại bộc trực đến thế? ừ, vì con trai muốn xem sách, nên đến đây thăm. Nếu con trai không muốn xem, tất nhiên cũng chẳng thèm để ý đến Chu điên như ông. Đây chẳng phải là cố tình tìm phiền phức sao?
Ai ngờ được Chu tiên sinh cũng không phải là người như thế, ông không cảm thấy ngược đời, cười nói: “vậy à, nhưng phải làm Tiểu Quân thất vọng rồi, chỗ tôi không có tranh liên hoàn.”
Tôi tranh nói: “nếu không có tranh liên hoàn, sách khác cũng được”
Đây là lời nói thật tâm của tôi. Nếu từ nay về sau cứ bắt tôi phải nhìn “vở từ mới”, thật là khó chịu. Thà mượn vài quyển sách của Chu tiên sinh về xem còn hơn.”
Chu tiên sinh nhìn tôi rất kỳ lạ, rồi đứng dậy.
“Vậy được, Tiểu Quân, cháu cùng bác đến đây.”